THÁNG 12: GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH “DIOXIN NỖI ĐAU NHÂN LOẠI LƯƠNG
TRI VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI”
Thưa quý vị!
Chiến tranh đã lùi xa 1/4 thế kỷ, những tàn khốc ác liệt của bom đạn,
những mất mát hi sinh to lớn của dân tộc ta cùng với thời gian đang dần trôi vào quá
khứ. Nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh thì thật khó quên. Nó vẫn hiện hữu thường
nhật quanh ta. Một trong những nỗi đau khôn nguôI đó là di chưng chất độc màu
da cam mà đế quốc Mỹ đã rải trong cuộc
chiến tranh xâm lược VN. Trong những năm qua Nhà nước ta cùng bạn bè năm châu
trên TG đã có rất hiều những nỗ lực cố gắng để làm dịu đi phần nào nỗi đau da
cam.
Nhân dịp kỷ niệm 1 năm ngày
vì nạn nhân chất độc màu da cam , ngày 10/8. Hội nạn nhân chất độc màu da
cam VN đã phối hợp với NXB quân đội nhân dân xuất bản cuốn sách : "
Diôxin nỗi đau nhân loại lương tri và hành độngcủa con người".
Với 558 trang khổ 19*27 cuốn sách đã phân tích rõ tác hại của Diôxin
đối với con người và nỗi đau mất mát của những người tham gia chiến tranh đồng
thời thức tỉnh lương tri nhân loại có những hành động thiết thực giúp đỡ nạn
nhân chất độc da cam Diôxin VN.
Đây là hình ảnh trang bìa của cuốn sách , nổi bật trên nền phông màu
da cam là dòng chữ " Nỗi đau nhân loại" màu đỏ và hình ảnh chiếc máy
bay mỹ rảI chất độc Diôxin xuống khu vực miền Nam VN.
Lật những trang sách đầu tiên, chúng ta thấy được " Tuyên bố của
hội nạn nhân chất độc màu da cam/diôxin VN" quyết tâm đòi quyền lợi chính
đáng cho nạn nhân chất độc da cam trên TG. Tiếp đó là " Tuyên bố về việc thẩm
phán JB bác đơn kiện của nạn nhân chất độc da cam Diôxin VN" . Vậy tác giả
muốn nói gì với chúng ta qua 2 lời tuyên bố đó?
Đi sâu vào cuốn sách ta thấy nội dung của cuốn sách được chia làm 5
phần.
Phần thứ nhất có tên" Chất độc da cam trong chiến tranh VN". Nói rõ cho
ta thấy tác hại của chất độc Diôxin đối với con người và thiên nhiên như thế
nào?
Vậy là hơn 30 năm đã đi qua, chiến tranh đã qua đi, chiến tranh vào
dĩ vãng.
Thời gian và sự sống dần dần hàn gắn vết thương trên mỗi cơ thể,
trên mỗi vùng đất. Màu xanh thiên nhiên cây trái đã xoá đi dấu tích tàn khốc của
một chiến tranh. Chỉ riêng nỗi đau của con người, nỗi đau do hậu quả của chiến
trang trong cơ thể của họ thì mãi mãi vẫn còn.
Đây là hình ảnh của những nạn nhân chất độc màu da cam. Họ đã vượt
qua khó khăn nghiệt ngã của số phận để khẳng định chính mình " tàn nhưng
không phế". Còn đây những nỗi đau hằn lên cơ thể của những con người tội
nghiệp. Cái chất độc quái ác đã biến thể xác họ thành 1 con người hoàn toàn
khác: một thân thể thiếu hụt, một trí tuệ giảm thiểu, một đôi mắt chưa bao giờ
được nhìn thấy ánh nắng của bình minh, một đôi tai chưa bao giờ được nghe thấy
những âm thanh bình thuờng của một cuộc sống đời thực. Ấy thế mà chúng ta vẫn
thấy hiện trên gương mặt em thơ, những người thân của họ 1 nụ cười. Nhưng ẩn
sau nụ cười ấy là những giọt nước mắt đắng cay, là sự giằn vặt của cả 1 đời người,
là những lo lắng thường nhật cho những ngày sau. Tất cả điều ấy được khắc hoạ
rõ nét ở phần đầu của cuốn sách.
Đến với phần 2" Những câu chuyện của nạn nhân chất độc màu da cam".
Chúng ta thấy rõ hơn những tấm sự buồn của
chính những người trong cuộc. Mỗi người một cảnh khác nhau những nỗi đau và nghị
lực phi thường của họ đều là một. Mất một bàn chân, một đôi mắt,
một đôi tay đâu phải đã hết mà họ còn mất đi cả tuổi thanh xuân, cả những mong
muốn giản đơn của cả 1 đời người. Đã có biết bao nhiêu đứa trẻ sinh ra đời mà
nó không biết cả sự hiện hữu của mình trên trái đất. Đứa biết đi nhưng lại
không biết đường về, đứa biết cười nhưng chẳng biết niềm vui. Thật là đau xót bởi
đâu đó trên khắp đất nước VN còn có rất nhiều những người làm cha, làm mẹ chỉ
mơ ước làm sao cho con mình biết ăn, biết nói như bao đứa tre bình thường khác.
Chỉ mong ước làm sao đứa con thân yêu mà mình đã sinh ra gọi được tiếng bố, tiếng
mẹ, nghe được tiếng ru à ơi của bà..
Thưa quý vị! Có người mẹ nào lại mong cho con mình chết trước mình.
Vậy mà họ những nạn nhân chất độc màu da cam lại có 1 mong muốn thật đớn đau
" Tôi chỉ mong sao cho chúa rước nó đi trước tôi" hay " mai sau
tôi chết đi ai sẽ là người chăm sóc nó"
Bởi với họ chiến tranh vẫn chưa đi qua!
Đọc những dòng tâm sự qua những bức thư được lưu lại trong sách, chắc tôi và các bạn
sẽ không kìm nén được lòng mình, sẽ thấy nghẹn ngào qua từng trang sách.
Phần thư ba" Thức tỉnh lương tri loài người". Những bản báo cáo, những
lời kêu gọi, những bức thư ngỏ được trích dẫn từ các hội nghị khiến độc giả
không thể không hoà mình vào cuộc đấu tranh chống lại sự bất công, đòi lại công
lý và vươn tới hoà bình.
Vậy còn chờ gì nữa, quý vị hãy biến những lời nói, những suy nghĩ của
mình thành hành động đi chứ. Dù cho đó chỉ là những hành động rất đỗi bình thường
nhưng nó có thể góp phần ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam.
Đến với phần thứ 4 cuả cuốn sách " Những nạn nhân chất độc màu da cam VN trong vụ
kiện các công ty hoá chất Hoa Kỳ".
Phần thứ 5 " Những
tấm lòng vàng". Với truyền thống " Thương người như thể thương
thân". Trong những năm qua , các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội , các nhà hảo
tâm trong cả nước đã chăm sóc, giúp đỡ, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam.
Thưa quý vị! Vào một đêm rực sáng bằng ánh sáng của những ngọn
nến hy vọng. Một đêm bừng trắng bởi ngàn vạn con hạc giấy của ước mơ. Một đêm
không có sự kết thúc bởi triệu triệu con tim đang thổn thức. Chỉ trong một tích
tắc, chợt ánh sáng nến bừng lên toả rực khắp khu vực công viên 30/4. Đặc biệt
hơn, mỗi ngọn nến lại được thắp lên bởi một con hạc giấy. Điều ấy có nghĩa đã
có khoảng 1000 con hạc giấy cùng lúc được
thắp lên trong đêm. Điều ấy có nghĩa ngàn niềm hy vọng đã cùng ngàn ước mơ bay
lên.
Trong đêm ấy, dưới ánh nắng lung linh nhiều
em đã khóc. Thế nhưng những giọt nước mắt ấy không giành cho lòng thương hại.
Đó là những giọt nước mắt của sự sẻ chia.Quý vị hãy cùng đón đọc phần V của cuốn
sách để cùng hoà mình vào ánh sáng của những ước mơ .
Cuốn sách đã khép lại! Song hy vọng rằng những
thông tin trong cuốn sách sẽ mãi mãi là những ngọn nến thắp sáng lên lòng tin của
cộng đồng và nhân loại dành cho nạn nhân chất độc màu da cam. Một lần nữa xin trân trọng giới thiệu “Dioxin….”