Có một nhà thơ đã viết
“Bão trước chưa tan tiếp bão sau
Biển gầm dằn vặt nỗi gian lao
Nghĩ thương con sóng từ trong trứng
Vừa lọt lòng ra đã bạc đầu”.
Những cơn bão cứ nối tiếp nhau, cơn bão sau mạnh hơn
cơn bão trước và không ai trong chúng ta có thể bình tâm trước nỗi thương đau,
trước những mất mát to lớn khi người dân phải oằn mình gánh chịu sau bão lũ. Đã
có biết bao gia đình phải chịu cảnh chia ly, cha mất con, chồng mất vợ, nhà cửa
toang hoang, sơ xác, tiêu điều.
Tất cả chúng ta! Tấ cả những người dân Việt Nam đã
chứng kiến những cơn cuồng phong thịnh lộ của mẹ thiên nhiên, đã bạc cả mái đầu,
đã vô cùng hoang mang lo sợ khi thấy bão
và đã vắt cạn kiệt sức lực của mình để đối phó với lũ. Cũng có rất nhiều người
đã dành cả tâm huyết của cuộc đời mình đồng
cam cộng khổ cùng dân chống bão.Người đó không ai khác chính là Ông Lê Huy Ngọ - Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống
lụt bão Trung ương - nguyên Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.
Một vị Bộ trưởng với hình ảnh vô cùng giản dị quần xắn
đến quá đầu gối, mặc áo đi mưa, đầu đội mũ cối, lặn lội khắp nơi trong vùng bão
lũ .
Và đó có phải đó là lý do mà năm 2023 Văn phòng thường
trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã biên soạn và xuất bản cuốn
sách “ Người đi trong bão lũ”.
Với khổ sách 13.5*20.5cm cuốn sách đã phản ánh những
góc nhìn chân thực, khách quan về tư tưởng chiến lược kinh nghiệm, tâm huyết của
vị Bộ trưởng về công tác phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả sau bão.
Cuốn sách được chia thành 3 phần:
Phần 1: “Tầm nhìn và tư duy về phòng, chống thiên
tai”;
Phần 2: “Người đi trong bão lũ”;
Phần 3: “Bộ trưởng của nông dân”.
Với hơn 200 trang cuốn sách "Người đi
trong bão lũ" ghi nhận sự đóng góp to lớn, có trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức trung ương, địa phương, lực lượng quân đội, - họ là những
người đã từng lăn lộn, đóng góp công sức to lớn trong công tác phòng chống
thiên tai.
Đọc cuốn sách, quý vị sẽ thấy thật ấn tượng
sâu sắc về một “chính khách” gần gũi, giản dị hết mực trong cuộc sống thường nhật,
sinh hoạt hằng ngày nhưng quyết liệt, tâm huyết, trách nhiệm với công việc.
Đến với cuốn sách chúng ta thấy được nỗi thống khổ của
bà con vùng bão lũ, thấy được những khó khăn nhọc nhằn, thấy được nỗi đau, thấy
được những tiếng khóc xé lòng cùng mây trời u ám, và tiếng kêu la, thảm thiết.
Có những cơn bão to, thổi mạnh, tất cả mọi thứ trở lên
hoang tàn trong tiếng ngầm rít ào ào của mưa gió. Rồi nước dâng lên, đất đá vùi
xuống và tiếng khóc thất thanh của những người phụ nữ, ánh mắt đỏ hoe của những
người đàn ông, dọc theo là những chiếc quan tài xếp dài, nước mắt tuôn tràn
trong cơn mưa lũ… Trước những thảm họa của thiên
nhiên, số phận của con người trở nên thật mong manh và quá nhỏ bé.
Xúc động hơn cả là những trang cuối của cuốn sách viết
về công tác cứu nạn, cứu hộ sau bão lũ. Khi bão tan! Cũng là lúc tất cả các lực
lượng cứu hộ chạy đua với thời gian tìm kiếm nạn nhân tại hiện trường. Dồn hết
100% sức lực, lao dộng không ngừng nghỉ, quên mình xả thân cho việc tìm kiếm nạn
nhân. Những chiếc bánh mỳ nhai vội, những tiếng thở dồn, những lời nói không
thành lời nhưng họ vẫn tìm kiếm đến cùng với quyết tâm không để ai bị bỏ sót. "Chúng
tôi nói với nhau rằng, tìm kiếm các nạn nhân chính là tìm kiếm người thân của
mình. Cảm xúc của chúng tôi - những người làm công tác cứu nạn sau bão thật khó
hiểu. Đầu tiên là cái cảm giác lo lắng! Lo lắng không biết có tìm hết được những
nạn nhân bị vùi dưới ngàn lớp đất đá kia không, sau đó là cảm giác đau, đau lắm!
đau khi nhìn thấy đồng bào của mình thân hình nấm nem cuộn tròn trong lớp đất
đá cỏ cây, là nghe thấyg tiếng khóc xé
lòng của những người thân họ. Và đau hơn
nữa là chúng tôi phải chứng kiến đồng đội của mình đã hy sinh trong lúc làm nhệm
vụ”.
Cuốn sách đã khép lại nhưng hình ảnh về bão lũ, về
thiên tai, về những đau đớn của con người làm cho người đọc có chút nặng lòng.
Hy vọng rằng từ hôm nay cuốn sách này sẽ nơi ghi nhớ tất cả những khoảnh khắc
vui buồn trong công tác phòng chống thiên tai và cũng là nơi luôn nhắc chúng ta
rằng “Hãy chung tay bảo vệ môi trường để phòng chống thiên tai”. Để chúng ta
không phải thấy và phải chứng kiến cảnh tang thương như cơn bão Yagi vừa qua
Các chú ơi cào nhẹ tay thôi nhé
Dưới bùn sâu con nằm ngủ chiều hôm
Các chú ơi nhẹ bàn chân bước tới
Kéo giùm con tấm chăn cũ màu rêu
Các chú ơi nhẹ tay thêm một xíu
Lưỡi cuốc kia sắp chạm tới con rồi
Một lần nữa xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Người
đi trong bão lũ”. Với thông điệp “ Hãy chung tay bảo vệ môi trường để thế giới
luôn xanh sạch đẹp, để cuộc sống của chúng ta luôn bình an, hạnh phúc!